Tối ưu hóa chuyển đổi quá mức có ảnh hưởng đến xếp hạng?

Tối ưu hóa chuyển đổi quá mức có ảnh hưởng đến xếp hạng?

Bạn đang thắc mắc “Tối ưu hóa chuyển đổi quá mức có ảnh hưởng đến xếp hạng? Hãy cùng tôi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

Tối ưu hóa quá mức website của bạn đi kèm với SEO quá mức độ hoặc tối ưu hóa chuyển đổi quá nhiều thì không giết chết bạn. Hum, nhưng cũng có thể đấy. Tôi giả sử nhé: bạn đang rất tin tưởng vào lợi nhuận của website sẽ giúp bạn trang trải cuộc sống của mình, nhưng việc tối ưu hóa chuyển đổi quá mức và đánh mất thứ hạng của bạn sẽ chỉ đặt bạn dưới ngưỡng cửa của việc bạn không có khả năng để duy trì sự tồn tại của mình. Đó là một mặt khác của vấn đề.

Tối ưu hóa quá mức là gì?

Hầu hết các webmaster đều cảm thấy rằng họ sẽ chưa tối ưu hóa quá mức website của họ chừng nào họ chưa nhồi nhét hết các từ khóa vào mỗi lĩnh vực trên website của họ. Nhưng bản chất vấn đề lại nằm ở chỗ những nhà tiếp thị kém hiểu biết này đã rơi vào tình trạng tối ưu hóa quá mức mà chẳng hề nhận ra.

toi-uu-hoa-chuyen-doi-qua-muc-co-anh-huong-den-xep-hang
Ảnh: Tối ưu hóa chuyển đổi quá mức có ảnh hưởng đến xếp hạng?

Đây là một vài dạng tối ưu hóa chuyển đổi quá mức:

• Mỗi liên kết bạn kiểm soát, bao gồm phần nào hoặc tất cả các liên kết nội bộ đều sử dụng từ khóa chứa nhiều anchor text.

• Có quá nhiều trang trên site không trùng khớp với chủ đề hoặc hoàn toàn không liên quan gì đến trọng tâm chính của site.

• Hầu như không có liên kết dẫn đến các trang bên trong mà chỉ quan tâm đến việc điều hướng, danh mục hoặc các trang chủ.

• Có quá nhiều từ khóa ở cuối trang web.

• Bạn có cực nhiều những đánh giá tích cực mà không có đánh giá tiêu cực nào, thậm chí là đánh giá mang tính trung lập.

Trong thực tế, nhiều thuật ngữ gốc của thế giới SEO nay đang dần dần bị quyên lãng theo năm tháng.

Bẫy thử nghiệm phân tích

Toi uu hoa chuyen doi qua muc co anh huong den xep hang 2
Ảnh: Tối ưu hóa chuyển đổi quá mức có ảnh hưởng đến xếp hạng?

Mọi người đều nhận thức được có tầm quan trọng của thử nghiệm phân tích hoặc thử nghiệm A/B đối với marketing. Thử nghiệm các trang landing page, bố trí điều hướng, các bản quảng cáo, định dạng thư thông báo.

Cái bẫy, theo cái cách mà tôi thấy, xuất hiện khi bạn nhìn vào đường hầm với sự thay đổi do chính bạn tự tạo ra. Một phần của nó là sự mù mờ và một phần là nguyên lý Pareto.

Cái bẫy đầu tiên xuất hiện từ sự mù quáng trong sáng tạo. Bạn kiểm tra một tá landing page và bạn phát hiện ra một phần nào đó tốt hơn các phần còn lại. Bạn chọn trang đó và bắt đầu kiểm tra các phần khác nhau của trang đó: tiêu đề, video, bản sao, hình ảnh, mã, CTA… Bạn tối ưu nó nhiều như bạn muốn. Xem nào, bạn đang giữ mọi thứ tiến triển. Hình ảnh hoạt động khá tốt nhưng có thể nhìn tối hơn một hình ảnh khác. Bản sao này cũng tốt đây nhưng nếu bạn thêm các bullet point nữa thì sao nhỉ? Nút CTA thì được rồi nhưng nếu nó có màu xanh sáng hơn thì sao?

Đây là lúc nguyên tắc Pareto xuất hiện. Bạn giảm dần những thay đổi đã thực hiện. Vào thời điểm trước, việc thay đổi hình ảnh của bạn đã làm tăng tỉ lệ chuyển đổi từ 3% lên 5%, và bây giờ sự biến đổi hình ảnh chỉ thể hiện sự khác biệt ở mức 1/10. Thay đổi màu sắc của nút CTA có thể không tạo được hiệu quả cao.

Vào thời điểm này, biện pháp thông minh là kiểm tra toàn bộ layout và định dạng mới của landing page, hoặc để landing page lại và thực hiện tối ưu hóa SEO, quảng cáo, trang chủ, blog của bạn hoặc các khía cạnh khác của sale funnel (phễu bán hàng).

Chuyển đổi trên lợi nhuận

Toi uu hoa chuyen doi qua muc co anh huong den xep hang 3
Ảnh: Tối ưu hóa chuyển đổi quá mức có ảnh hưởng đến xếp hạng?

Các nhà tiếp thị đều mắc chung một lỗi đó là quá tập trung vào tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi mà bỏ qua các vấn đề khác. Bạn có thể nhận ra rằng thử nghiệm của bạn có thể làm tăng tỉ lệ chuyển đổi nhưng làm giảm lợi nhuận của bạn. Nói theo một cách khác, giảm tỉ lệ chuyển đổi lại có thể là tăng lợi nhuận của bạn.

Một ví dụ của hiện tượng này là việc tăng giá. Nếu bạn có được 100 khách hàng/tuần, tỉ lệ chuyển đổi đạt 5%, và bạn có 5 khách hàng trả tiền trên tuần. Nếu mỗi khách hàng mua 10 sản phẩm của bạn, bạn sẽ có $50/tuần. Bây giờ bạn tăng giá sản phẩm lên 20$. Tỉ lệ chuyển đổi rớt xuống 3%, thế là tỉ lệ chuyển đổi ở mức 3/100 khách hàng. Cứ 3 người khách với $20/người, bạn sẽ bỏ túi 60$/tuần, như vậy là lợi nhuận tăng lên.

Một ví dụ khác như sau: một cửa hàng bán nhiều loại sản phẩm, có giá từ $5 đến $100. Bạn có thể điều chỉnh landing page như thể số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm $100 nhiều hơn số khách hàng muốn có sản phẩm $5. Như vậy, bạn sẽ làm giảm tỉ lệ chuyển đổi bởi vì bạn vừa mất lượng khách hàng sẽ mua sản phẩm $5. Hay nói cách khác, bạn sẽ mất 20 khách hàng trên một 1 khách hàng mua sản phẩm có giá trị 100$. Nếu tỉ lệ chuyển đổi giảm, nhưng có nhiều người hơn mua sản phẩm đắt tiền hơn, bạn có thể có nhiều lợi nhuận hơn.

Tối ưu hóa review

Một trong những vấn đề mà tôi đã đề cập ở trên là review (sự đánh giá) được tối ưu quá mức. Khi mọi người truy cập và tìm sản phẩm tốt trên Amazon, họ dù ở bât kì địa điểm nào đều hy vọng sản phẩm đó có 85% đến 97% các đánh giá tích cực. Ở nhiều sản phẩm, con số này đánh giá có thể vượt mức 95% bởi vì nó dựa trên số lượng hàng hóa và các thông tin được thống kê. Nếu bạn có 1000 review, và có tận 4 đến 5 sao trong 1000 review đó, mọi người sẽ cho rằng bạn đã làm thao tác gì đó để xóa bớt các review tiêu cực, các review mang tính trung lập, hoặc bạn chẳng có review nào hợp lý và đã tự tạo ra 1000 review tích cực.

Lý do đơn giản là: số lượng khách hàng bất bình chẳng bao lâu nữa sẽ bày tỏ sự bất bình của họ nhiều hơn số lượng khách hàng cảm thấy thoải mái và đã bình luận về điều đó. Nếu một khách hàng nhận sản phẩm của bạn và nó bị vỡ, họ sẽ để lại cho bạn một review tiêu cực. Nếu khách hàng nhận sản phẩm và đúng như ý muốn của họ thì giao dịch trở nên thật đơn giản và họ cảm thấy chẳng cần thiết phải đánh giá cao bạn cho điều đó. Điều này thực sự chả công bằng chút nào.

Giải pháp thực sự cho vấn đề này là thu thập thêm các review tích cực từ những khách hàng hài lòng về bạn, ví dụ như gửi thêm các tin nhắn. Mọi thứ đều phải làm đều đặn, tuy nhiên, những nhà tiếp thị khi tiếp cận thực tế hay tạo ra các review tích cực giả mạo hơn là review tiêu cực, họ hầu như luôn mày mò ra các kẽ hở của xã hội và kinh tế; và đương nhiên họ cũng sẽ phải chịu thiệt hại bởi sự dối trá của mình.


SEO FAQ > Học SEO > Kiến thức SEO > SEO Google


SEO FAQ   |   Hoi dap SEO   |   Hỏi đáp SEO   |   Hoc SEO   |   Huong dan hoc SEO   |   Hoc seo o dau   |   Tu hoc SEO   |   Hoc lam SEO   |   Dao tao SEO   |   Cong ty SEO   |   Dich vu SEO    |   Kien thuc SEO   |    Xay dung lien ket   |   SEO Google   |    SEO Onpage   |   Seo Offpage

Chia sẻ bài viết

Bình luận