Phục hồi liên kết xấu sau Google Peguin

Phục hồi liên kết xấu sau Google Peguin

Bạn đang tìm hiểu lý do tại sao trang web của bạn bị giảm thứ hạng hoặc bị phạt bởi Penguin và Panda. Và liên kết xấu liệu có phải là nguyên nhân chính dẫn đến hình phạt này?

Gần đây tôi đã thấy rất nhiều người bị phạt bởi thuật toán Panda và Penguin, và không chỉ có SEOer tự do mà còn có các công ty SEO cũng bị phạt bởi 2 thuật toán này. Vậy vấn đề chính ở đây chính là họ đã mắc lỗi trong quá trình xây dựng liên kết. Rất nhiều bài viết, chuyên mục cũng như các anchor text kết hợp với quy trình xây dựng liên kết bị vi phạm quy định của Google về liên kết, nói một cách đơn giản hơn đó là họ đã làm không đúng với những gì Google đề nghị.

Đọc kỹ quy định của Google về liên kết các bạn sẽ thấy xây dựng liên kết là một trong những quá trình rất quan trọng để giúp website tăng hạng. Tuy nhiên, rất nhiều công ty hoặc người dùng đã hiểu sai ý nghĩa của việc này và thực hiện tích hợp những liên kết một cách bừa bãi, không hiệu quả.

Kết quả của việc làm thiếu kế hoạch trên là các trang web của họ đã bị loại ra khỏi bộ máy tìm kiếm và đây là điều mà không tổ chức hoặc cá nhân nào mong muốn? Và cho đến lúc này đã có quá nhiều trang web bị phạt rớt hạng, hoặc biến mất hoàn toàn khỏi kết quả tìm kiếm. Nhiều nhân viên bị đuổi việc, các doanh nghiệp bị bị thiệt hại doanh thu vì mất thứ hạng trên Google
Theo chúng tôi Google chỉ đang hành động để bảo vệ công việc kinh doanh của mình tuy vậy đối với những người đang bị phạt thì tình hình này thật quá thảm khốc.

Vậy liệu có tồn tại cách nào đó để khắc phục kết quả xếp hạng trên Google hay không?

Câu trả lời là có, và bạn phải thật nghiêm túc thực hiện những điều sau đây nhằm khắc phục những sai sót trước đây và đưa trang web của mình quay trở lại.

– Quy trình phục hồi

  1. Kiểm tra một cách kĩ lưỡng:

    Việc làm quan trọng mà bạn phải thực hiện là kiểm tra toàn bộ các đường dẫn kết nối với trang web của bạn và quyết định với hai lựa chọn: có hoặc không. Nếu đường dẫn đó mang lại lợi ích cho trang web, “có”; ngược lại thì bạn phải lựa chọn “không”; và khi đó, bạn buộc bạn phải xóa đường dẫn ấy ra khỏi trang web của mình.

  2. Tập trung tối đa:

    Dĩ nhiên bạn có thể không hài lòng với thuật toán mà Google đặt ra nhưng bạn không thể phàn nàn, than vãn và cũng không thể đòi hỏi họ thay đổi để làm hài lòng bạn. Cách tốt nhất là tập trung tối đa và thực hiện việc mà bạn phải làm nhằm đạt được mục đích. Chính khả năng tập trung sẽ giúp bạn tránh khỏi những cảm xúc không cần thiết và dành hết tâm huyết của mình để giải quyết sự cố.

  3. Nghiêm khắc:

    Một vấn đề chắc chắn phát sinh là bạn không chắc chắn đường dẫn nào đó tốt hay không tốt cho trang web của bạn. Khi gặp tình huống này, bạn nên nhớ rằng các đường dẫn tốt tự bản thân nó tốt và không cần bạn phải đắn đo, phân vân. Ngoài ra, Google không quan tâm tới việc bạn làm như thế nào, họ chỉ quan tâm tới việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm và bạn nên nghiêm khắc loại bỏ cả những đường dẫn như thế nhằm tiết kiệm thời gian cũng như đưa trang web của bạn nhanh chóng quay trở lại.

– Kế hoạch thực hiện

Phần trước, chúng ta đã nêu ra việc làm và những tiêu chí cần phải nghiêm khắc thực hiện trong quá trình sửa chữa. Vậy còn quá trình thực hiện sẽ như thế nào? Liệu thời gian thực hiện có quá nhiều hoặc khối lượng công việc có quá lớn hay không? Điều này tùy thuộc vào số lượng đường dẫn mà trang web của bạn đã tích hợp. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi lẽ khối lượng công việc cũng như thời gian sẽ được tối ưu hóa nếu bạn cân nhắc sử dụng kế hoạch sau đây:

Tuần 1: Tập hợp nhóm – Lên kế hoạch
Tuần 2: Tập huấn các thành viên trong nhóm
Tuần 3 – Tuần 6: Kiểm tra đường dẫn và đưa ra quyết định sơ bộ
Tuần 7 – Tuần 8: Tiến hành gỡ bỏ
Tuần 9: Dọn dẹp lần cuối
Tuần 10: Thực hiện quy trình trên 1 lần nữa

Vậy làm thế nào để tiến hành loại bỏ các đường dẫn không cần thiết? Cách thức dễ dàng là sử dụng email. Cụ thể hơn, bạn có thể soạn một email mẫu và gửi đi nhằm đề nghị sự hỗ trợ. Ngoài ra, nếu việc gửi email không đem lại hiểu quả, hãy cân nhắc việc tìm kiếm các thông tin liên lạc khác để đảm bảo công việc được hoàn thành. Hơn nữa, một kinh nghiệm bạn nên nhớ khi đề nghị giúp đỡ là phép lịch sự. Bạn đang “nhờ vả” người khác làm một việc gì đó giúp mình và liệu việc nói thẳng ra tác hại của những đường dẫn từ họ có giúp bạn hoàn tất công việc của mình hay không? Chắc chắn là không và thay vào đó, việc soạn thảo một email lịch sự sẽ thuyết phục họ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra.

Cuối cùng, tại sao kết thúc quá trình loại bỏ lại là việc thực hiện lại quy trình? Sau quá trình kiểm tra đầu tiên, bạn đã có một cách đánh giá tổng quan với những đường dẫn không quan trọng. Chính vì thế, việc thực hiện nghiêm khắc quy trình trên một lần nữa sẽ giúp bạn tối ưu hóa các đường dẫn và đẩy nhanh kết quả công việc bạn mong muốn.

– Kết quả

Sau khi hoàn tất kế hoạch trên, bạn có thể an tâm một phần nào đó về tương lai trang web mà bạn đang cố công sửa chữa. Tuy nhiên, một điều bạn cần nhớ là lưu lượng trước đây đến từ những đường dẫn không hiệu quả mà bạn loại bỏ. Chính vì thế, website mới sẽ giảm một phần lưu lượng khá lớn và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao thứ hạng. Nhưng nếu bạn thực hiện công việc một cách nghiêm túc thì bạn sẽ sớm quay trở lại vị trí trước đây và nâng cao hơn nữa kết quả mà bạn mong muốn.

Lưu ý: chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin cho bài viết này. Nếu bạn đang thấy thông báo này bạn vui lòng quay lại vào 1 thời điểm khác nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay về link tại:


SEO FAQ > Học SEO  > Kiến thức SEO > Xây dựng liên kết


SEO FAQ   |   Hoi dap SEO   |   Hỏi đáp SEO   |   Hoc SEO   |   Huong dan hoc SEO   |   Hoc SEO o dau   |   Tu hoc SEO   |   Hoc lam SEO   |   Dao tao SEO   |   Cong ty SEO   |   Dich vu SEO    |   Kien thuc SEO   |    SEO Google   |    SEO Onpage   |   SEO Offpage   |   SEO 2015

Chia sẻ bài viết

Bình luận